Có nên mua bo mạch chủ bình dân?
Cách nay khoảng 10 năm, một bo mạch chủ cao cấp sẽ giúp tăng hiệu suất PC, cả trong chơi game và khối lượng công việc lớn. Chipset cao cấp bao gồm nhiều tính năng hơn so với những chipset giá rẻ hơn, điều tương tự với bộ điều khiển bộ nhớ cao cấp.

Giờ đây, bộ điều khiển bộ nhớ được nhúng trong CPU và chipset bo mạch chủ mang đến rất nhiều lợi ích như cung cấp nhiều làn PCIe, nhiều cổng SATA và USB nhanh hơn. Ví dụ, chipset B650 và X670 của AMD nhưng bo mạch chủ B650 bình dân có thể kết nối với nhiều thiết bị, đáp ứng được nhu cầu sử dụng miễn là AMD quyết định ngừng sử dụng socket AM5 ra mắt từ năm 2022.

Điều tương tự cũng xảy ra với bo mạch chủ giá rẻ Intel, mặc dù Intel có xu hướng thay đổi socket cho CPU mới thường xuyên hơn so với AMD.

Chất lượng bo mạch chủ bình dân hiện có hiệu suất cao

Bo mạch chủ bình dân hiện được sản xuất tốt đi kèm với mô-đun điều chỉnh điện áp (VRM) chất lượng tốt - một tính năng quan trọng nhất cần chú ý vì nó cung cấp nguồn điện sạch và ổn định cho CPU, giúp CPU sử dụng nhiều năng lượng và đạt tốc độ xung nhịp như quảng cáo. VRM chất lượng kém sẽ khiến hiệu suất CPU thấp hơn vì CPU không thể sử dụng đủ năng lượng cần thiết để đạt tốc độ tối đa.

Các linh kiện trên bo mạch chủ ngày càng được cải thiện

Chúng cũng đi kèm 2-3 cổng M.2 và 4-8 cổng SATA để mở rộng lưu trữ. Ngoài ra, nó thường cung cấp số cổng USB tốc độ cao, nhiều đầu cắm quạt và RGB hoặc thậm chí đầu cắm cho bộ làm mát chất lỏng AIO. Hơn nữa, một số đi kèm chip Wi-Fi nhanh, giải pháp âm thanh tầm trung và nút khôi phục BIOS tiện dụng khi nâng cấp lên CPU mới.

Trừ khi gặp phải một linh kiện bị lỗi, các bo mạch chủ hiện đại có thể tồn tại rất lâu, điều rất tốt để tận dụng xu hướng các nhà sản xuất CPU đang dùng chung một socket cho nhiều thế hệ CPU.

Thiếu một số tính năng cao cấp nhưng không quan trọng

So với bo mạch chủ cao cấp, mẫu bình dân thiếu một số tính năng cao cấp quan trọng như Thunderbolt 4 hoặc USB 4. Nhưng liệu có cần thiết? Thực tế là không trừ khi người dùng là người biên tập video chuyên nghiệp hoặc vận hành camera, cần kết nối USB siêu nhanh để chuyển nhiều video vào PC. Còn nếu là một game thủ hoặc một người dùng thông thường không sao chép quá nhiều dữ liệu từ bên ngoài vào mỗi ngày, đừng nên trả tiền cho những thứ không sử dụng.

Ngay cả với VRM đắt tiền để cung cấp nhiều năng lượng cho những CPU hàng đầu để ép xung, nó cũng quá mức cần thiết hoặc nhiều tính năng không có giá trị đối với người dùng PC thông thường. Một số bo mạch chủ cao cấp hỗ trợ PCIe 5.0 cho khe cắm PCIe card đồ họa, nhưng ngay cả RTX 4090 cũng chỉ tương thích với PCIe 4.0 thì việc đầu tư là phí phạm, ít nhất phải cần thêm vài thế hệ nữa.

Các bo mạch chủ cao cấp cũng có 4 cổng M.2 trở lên, nhưng liệu như vậy có còn cần thiết? Và ngay cả khi khai thác 2-3 cổng M.2 trên các mẫu bình dân, người dùng vẫn còn đến 6 cổng SATA cho ổ HDD để lưu trữ nội dung.

Bo mạch chủ cao cấp có nhiều tính năng không quá cần thiết

Hay với giải pháp âm thanh DAC trên các mẫu cao cấp, nhưng một lần nữa liệu nó có cần thiết. Chip Realtek ALC1200 trên bo mạch chủ bình dân hoạt động vẫn khá xuất sắc. Ngay cả là người đam mê âm thanh, chi tiền cho giải pháp bên ngoài sẽ giá trị hơn.

Với các mô-đun Wi-Fi, người dùng vẫn có thể tìm thấy những giải pháp tuyệt vời trên bo mạch chủ tầm trung hoặc bình dân, bao gồm cả Wi-Fi 6 và 6E. Mẫu cao cấp có Wi-Fi 7, nhưng tiêu chuẩn này không quá cần thiết, đặc biệt khi nó yêu cầu router Wi-Fi 7.

Tương tự với vô số cổng RGB trên các mẫu cao cấp thực sự không quá cần thiết. Ngay cả với cổng Ethernet 10 Gbps cho các hệ thống NAS, người dùng vẫn có thể khắc phục bằng cách mua card rời với giá thấp hơn nhiều so với mức chênh lệch giữa các giải pháp cao cấp và phổ thông.

Cuối cùng, trừ khi yêu cầu một tính năng cao cấp cụ thể, người dùng không nên trả thêm tiền cho một bo mạch chủ đắt tiền. Thay vì đầu tư như vậy, hãy dành số tiền cho card đồ họa mạnh hơn, CPU tốt hay RAM/SSD nhanh hơn.